Vào dịp cuối năm, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện đánh giá nhân viên để làm cơ sở quy định mức thưởng tết. Vậy bảng đánh giá nhân viên cuối năm là gì? Tiêu chí đánh giá nhân viên ra sao? Có những mẫu đánh giá nhân viên cuối năm nào? Hãy tìm giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của Ninja nhé.
Nội Dung Chính
I. Bảng đánh giá nhân viên cuối năm là gì?
Bảng đánh giá nhân viên cuối năm là biểu mẫu được sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc, nhận xét nhân viên vào thời điểm kết thúc một năm làm việc. Việc nhận xét đánh giá nhân viên cuối năm giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về thành quả lao động của nhân sự trong một năm đã qua. Đồng thời khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên đạt được những thành tích tốt hơn nữa.
Với kết quả đó, những nhân sự có thành tích tốt sẽ được ghi nhận và có hình thức khen thưởng phù hợp làm động lực phấn đấu. Từ đó phát triển cho những năm tiếp theo.
>>> Xem thêm: Quy trình đánh giá nhân viên chính xác nhất cho các doanh nghiệp
II. Các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm
Một bản đánh giá nhân viên không chỉ dựa trên năng lực làm việc mà còn bao gồm cả kỹ năng, thái độ làm việc.
Để đánh giá một cách khách quan, chính xác bạn có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá công việc dưới đây:
1. Dựa trên năng lực làm việc
Thông thường, bảng đánh giá nhân sự cuối năm dựa theo năng lực làm việc sẽ có 3 tiêu chí để đánh giá. Bao gồm mục tiêu hành chính, mục tiêu hoàn thành công việc được giao và mục tiêu phát triển.
– Đánh giá theo mục tiêu hành chính
Dựa trên khối lượng và hiệu quả công việc của nhân viên để làm cơ sở khen thưởng, đề bạt hoặc sa thải.
– Đánh giá theo mục tiêu phát triển
Là tiêu chí đánh giá được thực hiện dựa theo bảng KPI mẫu và các mục tiêu ngắn/dài hạn theo nguyện vọng của nhân viên. Dựa vào tiêu chí này, các nhà quản lý sẽ đưa ra những chiến lược phát triển. Hỗ trợ nhân viên có thể đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng phải nỗ lực hết mình để giúp công ty phát triển.
– Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc được giao
Nhà quản lý sẽ dựa vào kết quả công việc được giao cho mỗi nhân viên để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người. Đánh giá được nhân viên nào có thực lực và nhân viên nào cần đào tạo thêm.
2. Dựa trên thái độ làm việc
Có nhiều nhà lãnh đạo cho rằng thái độ quan trọng hơn kiến thức. Từ đó sẽ ưu tiên lựa chọn một nhân viên có thái độ làm việc tốt hơn là một người năng lực nhưng kiêu ngạo và không nghiêm túc trong việc. Một nhân viên có thái độ làm việc tốt sẽ có những tiêu chí sau đây:
– Tính thật thà, trung thực.
– Cẩn trọng trong mọi công việc.
– Có tinh thần tự giác làm việc và ham học hỏi.
– Tôn trọng các đồng nghiệp và khách hàng.
– Đi làm chuyên cần và đúng giờ.
III. Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm
Đánh giá nhân sự cuối năm là hoạt động được tất cả các doanh nghiệp, công ty sử dụng để tổng kết những thành tích. Mục tiêu đạt được trong năm cũng như nêu ra những hạn chế cần thay đổi, khắc phục trong năm tới. Nhà quản lý, doanh nghiệp có thể tải một số bảng đánh giá nhân viên cuối năm mà Ninja giới thiệu dưới đây.
1. Dành cho nhân viên chính thức cuối năm
Thông qua mẫu đánh giá này, nhà quản lý sẽ có sự đánh giá tổng quát nhất định về hiệu suất kế hoạch làm việc của mỗi nhân viên. Từ đó, đưa ra những định hướng, kế hoạch mới để nhân viên có thể phát huy năng lực làm việc tốt hơn.
2. Dành cho quản lý
Bên cạnh đánh giá nhân sự cuối năm thì doanh nghiệp cần phải triển khai những quy trình đánh giá nhà quản lý. Biểu mẫu này cần bao gồm đầy đủ các yếu tố:
– Xếp hạng theo mục tiêu, hành vi cụ thể
– Tự nhận xét của nhà quản lý
– Nhận xét từ nhân viên
– Nhận xét từ cấp lãnh đạo cao hơn
3. Dành cho nhân viên thử việc
Đánh giá nhân viên thử việc là việc làm cần thiết sau quá trình phỏng vấn tuyển dụng. Bảng đánh giá nhân viên cuối năm mới cần được triển khai trong 2 – 3 tháng thử việc của nhân viên.
4. Dành cho nhân viên theo đội nhóm
Hình thức đánh giá nhóm như trên sẽ làm rõ ràng ưu, nhược điểm trong chuyên môn và năng lực của mỗi cá nhân. Qua đó, kết luận được hiệu quả của kết quả công việc chung của toàn đội nhóm.
5. Dành cho nhân viên phòng Marketing
Nhân viên marketing gắn liền với mục tiêu phát triển bản thân. Cũng như những thành quả đạt được trong quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho công ty.
6. Dành cho nhân viên CSKH
Các thông tin cần có trong form đánh giá này bao gồm những yêu cầu đặt ra đối với việc chăm sóc khách hàng đúng và kịp thời. Cụ thể:
– Thời gian khách hàng chờ điện thoại, tin nhắn
– Khả năng giải quyết vấn đề từ phía khách hàng
– Tỷ lệ chuyển đổi từ các cuộc gọi
– Tỷ lệ giữ chân khách hàng
7. Dành cho nhân viên HR
Đối với bộ phận Nhân sự có 2 hướng cần đánh giá là tuyển dụng và đào tạo nhân sự, duy trì văn hóa và các hoạt động công ty. Trong biểu mẫu cần những thông tin như:
– Tỷ lệ ứng viên hẹn phỏng vấn/Tổng số CV
– Tỷ lệ ứng viên được nhận/Tổng số CV
– Chi phí đào tạo nhân viên
– Mức độ quan tâm nhân viên, đến doanh nghiệp
8. Dành cho nhân viên kinh doanh
Biểu mẫu đánh giá nhân viên kinh doanh theo KPI sẽ là cơ sở rõ ràng nhất để đánh giá kết quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh.
Trong biểu mẫu này cần làm rõ doanh thu, tỷ lệ chốt đơn thành công, số đơn đổi, trả trong thời gian cụ thể,…
9. Theo kế hoạch đào tạo
Triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới cần có một biểu mẫu hoàn chỉnh nhằm đảm bảo quy trình đào tạo được diễn ra hiệu quả nhất. Xây dựng biểu mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên cần có:
– Thời gian cụ thể
– Mục tiêu đào tạo
– Tài liệu học tập
– Kết quả đào tạo
Với những thông tin về tiêu chí, mẫu bảng đánh giá nhân sự cuối năm cũng như một số mẫu khác sẽ giúp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng, khách quan và chính xác nhất trong công tác tổng kết, đánh giá cuối năm.